Chuyên Lắp Đặt Camera Quan Sát
Tin tức

Hotline: 0983.146.070

Đã tìm thấy vết tích va chạm trên Mặt Trăng của tàu đổ bộ Ấn Độ

04/12/2019 02:28245 lượt xem
Đã tìm thấy vết tích va chạm trên Mặt Trăng của tàu đổ bộ Ấn Độ
9.0 trên 10 được 3 bình chọn

Hôm 3-12, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố thông tin về việc tàu thăm dò Mặt Trăng của Mỹ đã phát hiện được “vết tích” tàu đổ bộ Vikram của Ấn Độ rơi trên bề mặt hành tinh này hồi tháng 9 vừa qua.

 

Hình ảnh được tàu thăm dò Mặt Trăng của NASA Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) chụp lại hôm 17-9-2019 cho thấy khu vực mà tàu đổ bộ Vikram – một phần trong sứ mệnh khám phá Mặt Trăng của Ấn Độ, gặp nạn cách cực Nam của Mặt Trăng khoảng 600 km. Bức ảnh cho thấy vị trí va chạm của tàu đổ bộ Vikram với Mặt Trăng ngày 6-9 (theo giờ New Delhi) cùng với khu vực gồm gần 20 vị trí rải rác các mảnh vỡ trải dài vài km.

Đã tìm thấy vết tích va chạm trên Mặt Trăng của tàu đổ bộ Ấn Độ - 1

Tàu đổ bộ Vikram của Ấn Độ.

Đã tìm thấy vết tích va chạm trên Mặt Trăng của tàu đổ bộ Ấn Độ - 2
 

Phân tích hình ảnh chụp bề mặt Mặt Trăng trước và sau khi va chạm với tàu đổ bộ Vikram.

Ngày 22-7-2019, Ấn Độ đã phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-2 từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh bằng tên lửa đẩy GSLV MKIII lên quỹ đạo Mặt Trăng.

Tàu đổ bộ Vikram mang theo thiết bị Pragyan đã tách khỏi Chandrayaan-2 để hạ cánh xuống khu vực cách cực Nam Mặt Trăng khoảng 100 km. Theo Cơ quan Thám hiểm Không gian Ấn Độ (ISRO), đây là điểm xa nhất của Mặt Trăng chưa có tàu nào tiếp cận được.

Đã tìm thấy vết tích va chạm trên Mặt Trăng của tàu đổ bộ Ấn Độ - 4

Hình ảnh do vệ tinh chụp lại trước và sau khi va chạm với tàu đổ bộ Vikram.

Tàu Vikram lẽ ra mất 5 ngày để đáp xuống Mặt Trăng, tuy nhiên, ISRO đã mất liên lạc với con tàu này khi Vikram chỉ còn cách bề mặt Mặt Trăng khoảng 2 km. Vài ngày sau vụ hạ cánh thất bại, ISRO thông báo đã xác định được vị trí của Vikram, nhưng vẫn chưa thể kết nối được với tàu đổ bộ này.

Ấn Độ đã đặt mục tiêu lập bản đồ bề mặt và nghiên cứu bầu khí quyển Mặt Trăng cũng như các nghiên cứu khác về bề mặt và dưới mặt đất của Mặt Trăng trong lần phóng lần này. Thông qua việc phóng tàu Chandrayaan-2, Ấn Độ muốn phát triển và trình diễn công nghệ một cách toàn diện từ đầu đến cuối trong nhiệm vụ Mặt Trăng, bao gồm cả việc hạ cánh mềm và di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng.

Bài viết được xem nhiều nhất

TUYỂN ĐẠI LÝ TOÀN QUỐC